Mậu Thân và Công pháp – Kỳ 4: Tết, Bảy Lốp và thường dân

Mậu Thân và Công pháp – Kỳ 4: Tết, Bảy Lốp và thường dân
Trận Mậu Thân năm 1968 vừa là vết thương lớn, vừa là cuộc tranh cãi bất tận trong lịch sử Việt Nam. Đồ hoạ: Luật Khoa/PhotoMania.

Với những phân tích chi tiết trong phạm vi ba bài viết ở các kỳ trước, chúng ta đã có nền tảng cơ bản để phân tích sự kiện Tết Mậu Thân năm 1968 trong lịch sử chiến tranh Việt Nam dưới góc nhìn của công pháp quốc tế.

Lực lượng tham gia chính yếu

Sẽ có nhiều tranh cãi về việc xác định xem ai là người đứng đằng sau cuộc “Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968”. Nhà nước Việt Nam đương đại đã thừa nhận vai trò “lãnh đạo” của mình trong trận chiến. Rất nhiều tài liệu nghiên cứu sử, phân tích quan hệ quốc tế, bình luận chính sách, v.v. đều chỉ ra sự chỉ đạo của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) đằng sau sự kiện đẫm máu này.

Trong số các tài liệu đó, người viết cho rằng tham luận “General Nguyên Giáp and the Mysterious Evolution of the Plan for the 1968 Tet Offensive”, [1] của tác giả Merle Pribbenow, cựu nhân viên 27 năm của Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) với phần lớn thời gian làm việc liên quan đến chiến tranh Việt Nam, là một tài liệu tổng hợp khá đầy đủ và khoa học những điểm thống nhất và tranh cãi trong quá trình chính quyền VNDCCH đi đến quyết định tổng tiến công với nhiều thông tin thú vị về bất đồng giữa tướng Võ Nguyên Giáp và Lê Duẩn.

Tuy nhiên, trước năm 1975, phía Bắc Việt từ chối công nhận sự liên kết giữa mình và nhóm vũ trang Việt Cộng ở miền Nam, cho rằng Việt Cộng là một nhóm dân quân địa phương, thể hiện quyền tự quyết và kỳ vọng thống nhất của người dân miền Nam Việt Nam. [2]

Như vậy, có thể tóm tắt ba phe tham chiến chính yếu.

Phe thứ nhất là Quân lực Việt Nam Cộng hòa, đại diện quốc gia ở miền Nam Việt Nam, cùng với quân đội, cố vấn quân sự Hoa Kỳ.

Sự hiện diện của nhóm quân nước ngoài của Hoa Kỳ có thể được lý giải thông qua khái niệm công pháp quốc tế “lời mời can thiệp” (intervention by invitation), [3] tức chính phủ Việt Nam Cộng hòa (VNCH) đưa ra lời mời chính thức dành cho chính phủ Hoa Kỳ để quân đội và cố vấn quân sự Hoa Kỳ hỗ trợ, đóng quân tại miền Nam Việt Nam. [4] Gắn kết với thực tiễn hiện nay, việc các học giả Anh – Mỹ cho rằng sự hiện diện của quân đội Nga tại Syria hiện nay phù hợp với pháp luật quốc tế, vì chính phủ Assad đã gửi lời mời cho Nga.

Đăng ký để đọc tiếp

Đăng ký ngay để đọc toàn văn bài viết này và truy cập tất cả các bài dành cho thành viên miễn phí (gói Free).

Đăng ký
Đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.